Dự hội nghị còn có Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Công an, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hai Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng dự hội nghị trực tuyến này.
Ảnh hội nghị diễn ra sáng nay
Về phía cộng đồng doanh nghiệp có Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các nhà phát triển bất động sản lớn như Vingroup, NOVA (Novaland), Hưng Thịnh Land, GP.INVEST, IMG, Becamex IDC Bình Dương.
Về phía chuyên gia có TS Cấn Văn Lực, ông Lê Xuân Nghĩa (cùng đến từ Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia), ông Hoàng Văn Cường (Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân).
Đây là một trong những hội nghị đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Họ mong sẽ được Chính phủ được tháo gỡ nhiều chính sách trong thẩm quyền để thị trường bất động sản sớm phục hồi, phát triển.
Một trong những kiến nghị nóng vẫn tập trung xoay quanh tín dụng bất động sản. Theo Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45 – 50%. Tuy nhiên họ vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”.
Do đó, Hiệp hội kiến nghị, Chính phủ xem xét cho phép Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN “nới tiêu chí” nhưng không phải là “hạ chuẩn tín dụng” để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn, trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ, được “khoanh nợ xấu” đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3” để được vay vốn tín dụng mới đối với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.
Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm d khoản 5 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN) giãn “lộ trình” quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 34% nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn đến hết ngày 31/12/2024 và về mức 30% kể từ ngày 01/01/2025 để có thêm nguồn vốn cho vay.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN, không cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, để phù hợp với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm chấp thuận đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng ưu đãi 110.000 tỷ đồng để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp và chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030…
Bài viết liên quan
Những điều cần biết về dự án Vinhomes Sky Park Bắc Giang
Khám phá thông tin chi tiết về dự án Vinhomes Sky Park Bắc Giang, bao
Mar
Vinhomes Sky Park Bắc Giang “viên kim cương trên bầu trời” Bắc Giang
Vị trí đắc địa, tâm mạch của sự thịnh vượng Vệ vị trí, dự án
Mar
Vinhomes Sky Park Bắc Giang – Bảng Giá Ưu Đãi Mới Nhất
Chủ đầu tư Tập đoàn Vingroup chính thức ra mắt dự án Vinhomes Sky Park
Mar
Vinhomes Bắc Giang-Chung cư Vinhomes Sky Park
MẶT BẰNG CĂN HỘ TẠI DỰ ÁN Với mục tiêu mang đến những trải nhiệm khác nhau
Mar
Chính thức mở bán Chung cư cao cấp Nhất Bắc Giang mang tên Vinhomes Sky Park
Vinhomes Sky Park-Vinhomes Bắc Giang: là dự án căn hộ cao cấp bậc nhất thành phố
Jan
Nhu Cầu Nhà Ở Xã Hội Sẽ Tăng Mạnh Trong Thời Gian Tới
Nguồn Cung Nhà Ở Xã Hội Sẽ Bùng Nổ Giúp Người Dân Cải Thiện Chỗ
Mar